Thành phần mỹ phẩm phổ biến mẹ bầu cần tránh (Phần 2)

Thành phần mỹ phẩm phổ biến mẹ bầu cần tránh (Phần 2)

Ngoài việc kiêng cữ cơ bản như tránh khói thuốc, đồ uống có cồn, thực phẩm tươi sống, các loại rau củ nhiều thuốc trừ sâu,...thì có rất nhiều thành phần mỹ phẩm phổ biến mẹ bầu cần tránh trong quá trình mang thai và cho con bú để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Không may là rất nhiều thành phần quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong ngành hóa- mỹ phẩm, DR.HC xin chia sẻ thêm kiến thức để mẹ bầu luôn xinh tươi rạng rỡ nhưng vẫn đảm bảo an toàn.


FRAGRANCE / PARFUM (HƯƠNG LIỆU HÓA HỌC)


Cách nhận biết: trên bảng thành phần có ghi "FRAGRANCE" hoặc "PARFUM", thường ở những dòng gần cuối.Hương liệu tổng hợp (FRAGRANCE/ PARFUM ) được sử dụng trong rất nhiều loại mỹ phẩm, bao gồm cả dưỡng da, trang điểm, dưỡng tóc, dưỡng thể, tắm gội... và đặc biệt là được sử dụng với nồng độ rất cao trong nước hoa. FRAGRANCE/ PARFUM thực chất là một hỗn hợp cấu tạo từ nhiều hóa chất khác nhau, tuy sử dụng nó sẽ tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm, tuy nhiên các hóa chất chứa trong hương liệu tổng hợp lại có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi, cũng như có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và việc tiết sữa mẹ sau khi sinh. Ví dụ như trong hương liệu tổng hợp thường có chứa Phthalates vừa kể trên. Ngoài ra, một số hợp chất thơm trong hương liệu tổng hợp khi tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng sẽ tạo ra độc tố có thể gây dị dạng thai nhi.

 

MÀU HÓA HỌC (MÀU FD&C, D&C, LAKE...)
 

Tương tự hương thơm nhân tạo, màu hóa học được sử dụng trong mỹ phẩm, cả trang điểm & dưỡng da lẫn các sản phẩm vệ sinh tẩy rửa, cũng gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Màu hóa học được dùng nhiều nhất trong mỹ phẩm trang điểm. Đáng chú ý nhất là Son môi (son thỏi, son gloss, son tint, mọi loại son...), đây là loại sản phẩm được phối màu hóa học với nồng độ cao ngất ngưỡng. Cách nhận biết: Màu hóa học tuy có tên tiếng Anh là COLORANT nhưng trên bảng thành phần sẽ không bao giờ ghi là "COLORANT" cả , mà sẽ ghi cụ thể tên đó là màu gì, ví dụ: Đỏ 202, Xanh 1... Nó cũng thường được ghi ở những dòng gần cuối bảng thành phần. Vậy nên mẹ bầu cần tránh thành phần có màu hóa học trong mỹ phẩm khi mua sắm như son môi chẳng hạn, nhằm nâng cao an toàn cho bản thân và bé.

FORMALDEHYDE & HÓA CHẤT PHÓNG RA FORMALDEHYDE


FORMALDEHYDE là chất gây ung thư, với mẹ bầu nó có thể gây sảy thai và nhiều biến chứng khác. Trong tiếng Việt thường gọi nó là Phóoc-môn (bánh phở chứa Phooc-môn độc hại đã một thời từng rầm rộ trên khắp các mặt báo tại VN). Quá nhiều người biết đến tác hại tiêu cực của nó rồi , nên thực ra nó hiếm khi được sử dụng như chất bảo quản trong mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc cá nhân nữa, nên hẳn bạn cũng sẽ không thấy từ "FORMALDEHYDE" trên mỹ phẩm nữa. Tuy nhiên... Có những hóa chất, tuy không phải là FORMALDEHYDE, nhưng TRỰC TIẾP TẠO RA FORMALDEHYDE, đang được sử dụng trong mỹ phẩm, và có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tương tự như FORMALDEHYDE!
Cách nhận biết: Nếu bạn nhìn thấy tên các thành phần này trên lọ mỹ phẩm, hãy tránh xa chúng, vì đây là một số các loại hóa chất phóng ra FORMALDEHYDE. CHỈ LÀ MỘT SỐ PHỔ BIẾN, KHÔNG THỂ KỂ HẾT TẤT CẢ, bạn đã thấy nguy cơ của việc sử dụng mỹ phẩm công nghiệp làm từ hóa chất chưa?
  • bronopol
  • DMDM hydantoin
  • diazolidinyl urea
  • hydroxymethylglycinate
  • imidazolidinyl urea
  • quaternium-15
  • 5-bromo-5-nitro-1,3-dioxane
  • CHẤT CHỐNG NẮNG HÓA HỌC
  • Cách nhận biết: trên bảng thành phần có ghi một trong các chất sau, thường trong mục "Active Ingredients" (đây là các chất chống nắng hóa học phổ biến nhất, nhưng không phải tất cả):
  • Oxybenzone
  • Benzophenone
  • Octinoxate (Octyl methoxycinnamate)
  • Homosalate
  • Octisalate
  • Octocrylene
  • Avobenzone
  • Ngoài ra còn có Diphenylmethanone; Diphenyl Ketone; 119-61-9; Benzoylbenzene; Phenyl Ketone; 2-Hydroxy-4 Methoxybenzophenone; 131-57-7; Benzophenone-3; và (2-Hydroxy-4-Methoxyphenyl).
Thành phần chống nắng theo cơ chế hóa học (gọi tắt: chống nắng hóa học) giúp bảo vệ da khỏi tia tử ngoại, nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe khác đáng lưu ý. Đặc biệt là Oxybenzone đã được chứng minh là một hóa chất gây rối loạn nội tiết, nó có thể gây ra các rối loạn hóc-môn và để lại thương tật vĩnh viễn cho mẹ và bé; thậm chí có thể gây ra các vấn đề về thần kinh như gây bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Các chất chống nắng hóa học khác các bạn thường gặp trong mỹ phẩm (kể trên) cũng gây ra triệu chứng rối loạn nội tiết nguy hiểm này. Đặc biệt, Oxybenzone and Octinoxate còn đang bị "chú ý" hơn và đã bị cấm sử dụng tại Hawaii từ tháng 1/2021 vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, gây tổn thương DNA và có thể hủy diệt san hô.


MEA/ DEA/ TEA


Cách nhận biết: Trên bảng thành phần, MEA và DEA thường viết tắt là MEA và DEA; TEA đôi khi được viết tắt hoặc viết với tên đầy đủ là Triethanolamine.
Là các hợp chất ethanolamines, đóng vai trò là chất tạo bọt, tẩy rửa, và điều chỉnh pH. Xuất hiện rất phổ biến trong các sản phẩm tẩy rửa như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội..., và cả trong các sản phẩm skincare (với vai trò điều chỉnh pH). Các hợp chất này có thể gây kích ứng da, phá hủy hormone, gây độc cho da. Ngoài ra, có các nghiên cứu chứng minh MEA/ DEA/ TEA có thể phản ứng với các hợp chất hóa học khác (như thành phần tẩy rửa SLS) để sinh ra hợp chất gây ung thư nitrosamines. 


MUỐI NHÔM ALUMINIUM CHLORIDE


Cách nhận biết: thường xuất hiện trên bảng thành phần với tên Aluminium Chloride Hexahydrate, thường gọi là muối nhôm.Aluminium Chloride Hexahydrate là một trong các loại muối nhôm vô cùng phổ biến dùng trong sản phẩm khử mùi, cả dạng lăn, dạng xịt hay các dạng khác. Thành phần này có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra các bệnh thiếu máu, chứng mệt mỏi, các bệnh về xương, và nhiều nguy cơ khác... Thành phần này cũng bị FDA khuyến cáo gây ra nguy hiểm tiềm tàng cho thai nhi.

BỘT PHẤN TALC


Cách nhận biết: Trên bảng thành phần sản phẩm, bột phấn Talc hiển thị dưới tên "Talc" rất dễ nhận biết, tuy nhiên không ít nhãn hàng "che mắt" người tiêu dùng bằng cách chỉ quảng cáo đây là "thành phần thiên nhiên".Talc đúng là thành phần thiên nhiên thật, là một loại bột khoáng được tìm thấy trong tự nhiên; nhưng nố cũng là một ngoại lệ, vì là "thành phần thiên nhiên gây hại". Talc là bột, nên có thể được sử dụng trong tất cả các sản phẩm dạng bột (phấn nền, phấn phủ, má hồng, phấn bóng mắt, phấn baby...) hoặc các sản phẩm có chứa bột, tiêu biểu như sản phẩm khử mùi, body lotion... Tuy mang danh là "thiên nhiên", nhưng Talc thường được tìm thấy gần Asbestos và dễ lẫn tạp chất Asbestos - một loại chất gây ra ung thư phổi và ung thư mô (mesothelioma). Do đó, nhiều mỹ phẩm trôi nổi sử dụng Talc không tinh lọc kỹ thường lẫn tạp chất Asbestos này và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Không những vậy, ngay cả khi đã qua tinh lọc kỹ, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bột Talc có liên quan đến ung thư buồng trứng. Một nghiên cứu mới vào tháng 5/2016 cho thấy 63% phụ nữ bị ung thư buồng trứng đều đã từng sử dụng các sản phẩm có nguyên liệu là bột Talc. Talc còn được nghi vấn là liên quan đến nhiều loại ung thư khác như ung thư phổi, bao tử... Tìm hiểu thêm về tác hại của Talc và Cách nhận biết Talc trong lọ mỹ phẩm của bạn.


TRICLOSAN


Cách nhận biết: Trên bảng thành phần mỹ phẩm, hợp chất này xuất hiện với nguyên tên gọi "Triclosan".Là hợp chất sát khuẩn, chống vi sinh mạnh. Nhưng ít có người tiêu dùng biết rằng, Triclosan hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến trong nhiều loại kem đánh răng, xà phòng, cạo râu, sản phẩm khử mùi của bạn, cũng chính là hợp chất được sử dụng trong cả ... thuốc trừ sâu. Triclosan được biết đến có thể gây độc hại cho hệ sinh sản, tổn hại gan và hệ hô hấp của con người. Cũng có nghiên cứu cho rằng Triclosan liên quan đến ung thư. Vậy nên đây cũng là hoạt chất mỹ phẩm mẹ bầu cần lưu ý tránh nếu có trong sản phẩm  mình dùng hằng ngày nhé.


DUNG MÔI SƠN & TẨY MÓNG TAY


Cách nhận biết: xuất hiện trên bảnh thành phần với các tên gọi Acetone / Toluene (hoặc Dibutylhydroxyltoluene, Butylated hydroxytoluene) / Ethyl acetate / Butyl acetate..., và nhiều loại khác.Đây là các dung môi hữu cơ được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm Sơn móng tay & Tẩy móng tay. Các thành phần này được cho là gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, ngoài ra cũng là mầm mống của ung thư, việc hít nhiều các thành phần này trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dù là người khỏe mạnh. Một lọ sơn móng tay có thể sử dụng hàng chục loại dung môi hóa học khác nhau, và chúng bốc hơi nhanh nên chắc chắn bạn sẽ hít phải. Sơn móng tay các loại là sản phẩm nhất thiết phải tránh khi mang thai/ cho con bú. Và cũng nên hạn chế sử dụng trong phòng kín không lưu thông khí, cho dù bạn là người khỏe mạnh đi nữa.

 

MINERAL OIL & PETROLEUM JELLY


Cách nhận biết: trên bảng thành phần có ghi "MINERAL OIL", "PETROLEUM JELLY", "PETROLATUM" Mineral Oil, tức dầu khoáng, và Petroleum Jelly (hay còn gọi là Petrolatum) là các thành phần không nên dùng khi mang thai bởi dễ gây kích ứng cho làn da cực kì nhạy cảm của phái nữ trong thời gian này. Rất nhiều thành phần mỹ phẩm có "khoáng" là tốt (ví dụ như: nước khoáng, màu khoáng, khoáng chất... là tốt), nhưng chỉ riêng có "dầu khoáng" là không ổn, nên các bạn hãy chú ý nhé. Các thành phần này có nguồn gốc từ dầu mỏ nên lẫn nhiều tạp chất độc hại, nhưng vì có giá thành thấp nên được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm cần thành phần dầu như: dầu tẩy trang, sữa dưỡng, kem dưỡng, kem lót, kem nền trang điểm, má hồng dạng kem, son môi, phấn bóng mắt, dầu dưỡng tóc v.v... Nói chung, bất cứ loại mỹ phẩm nào có chứa thành phần dầu, bạn đều nên kiểm tra xem nó có chứa "MINERAL OIL", "PETROLEUM JELLY", "PETROLATUM" hay không.

GREY ZONE: CÁC THÀNH PHẦN MỸ PHẨM MẸ BẦU CẦN TRÁNH VỚI ĐIỀU KIỆN ĐI KÈM
Các thành phần này xếp vào nhóm Grey Zone (khu vực xám), vì nó không rạch ròi trắng đen, tùy theo điều kiện đi kèm mà nó có gây nguy hại hay không đến sức khỏe mẹ & bé.


CÁC THÀNH PHẦN MỸ PHẨM MẸ BẦU CẦN TRÁNH NẾU CÓ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐI KÈM

 
  • SALICYLIC ACID (BHA) , NẾU NỒNG ĐỘ CAO
  • PHENOXYETHANOL, NẾU LẠM DỤNG QUÁ NHIỀU
  • ESSENTIAL OIL, CHỈ MỘT SỐ LOẠI
  • SALICYLIC ACID (BHA) NỒNG ĐỘ CAO
Cách nhận biết: xuất hiện trên bảng thành phần với tên "Salicylic acid" (tên thường gọi là BHA). Đây là thành phần ưu việt được sử dụng trong mỹ phẩm và thuốc điều trị mụn, hoặc trong các sản phẩm tẩy da chết. Tức, đây không phải là một thành phần độc hại, tuy nhiên, có thể bạn sẽ cần cân nhắc nếu muốn dùng nó khi mang thai. Mỹ phẩm phối BHA dưới 2% được cho là an toàn theo American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG). Tuy nhiên, nếu Salicylic Acid/ BHA được sử dụng nồng độ cao hơn, ví dụ mỹ phẩm peel da (thường có nồng độ BHA trên 5%) hoặc BHA dạng thuốc uống, thì bạn cần tránh khi mang thai/ cho con bú (theo nghiên cứu khoa học mới nhất năm 2013). Nhiều hãng mỹ phẩm cũng không ghi rõ nồng độ BHA được phối trong sản phẩm. Do đó, nếu nhà sản xuất có niêm yết nồng độ là an toàn, hoặc từ phía nhà sản xuất có thông tin là sản phẩm có thể dùng được cho mẹ bầu, thì hãy sử dụng; Nếu không, đừng mạo hiểm.


PHENOXYETHANOL, NẾU LẠM DỤNG QUÁ NHIỀU


Cách nhận biết: Thường xuất hiện trên bảng thành phần với tên "phenoxyethanol" hay "2-phenoxyethanol".Thành phần này được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, từ dưỡng da đến makeup, cả các sản phẩm tẩy rửa, các loại khăn giấy tẩy trang hay khăn giấy ướt..., với mục đích sát khuẩn và bảo quản. Tuy thành phần này có nguồn gốc thiên nhiên và an toàn khi dùng trong liều lượng cho phép, nhưng có thể bạn sẽ cần cân nhắc nếu muốn dùng nó khi mang thai. Có nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của phenoxyethanol với trẻ sơ sinh, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để xác thực. So sánh giữa cái lợi & hại khi dùng & không dùng chất bảo quản (khiến cho mỹ phẩm bị nhiễm nấm mốc & dẫn đến các tác hại khôn lường), hiện nay phenoxyethanol vẫn được xếp vào một trong những chất bảo quản an toàn nhất. Nhiều mỹ phẩm tại Nhật vẫn dùng phenoxyethanol dù là sản phẩm cho bà bầu. Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi là: Nếu bạn buộc phải dùng, thì hãy hạn chế dùng ít nhất đến mức có thể. Nếu bạn có thể tránh, thì tốt nhất hãy tránh thành phần mỹ phẩm này khi mang thai/ cho con bú.


TINH DẦU ESSENTIAL OIL, CHỈ MỘT SỐ LOẠI!


Bên cạnh một số loại tinh dầu có tác dụng rất tốt đối với thai phụ, rất tiếc phải nói rằng có những loại tinh dầu (essential oil), dù là thành phần thiên nhiên, nhưng hoàn toàn không thích hợp để bạn sử dụng khi mang thai với nồng độ cao (vd: xông hơi tinh dầu, massage tinh dầu...).
Cách nhận biết: Tên một số loại tinh dầu mà bạn hoàn toàn không nên dùng trong suốt thai kì, bao gồm: Aniseed, Basil, Birch, Camphor, Caraway, Cinnamon, Clary Sage, Fennel, Juniper, Hyssop, Marjoram, Mogwort, Mugwort, Oak Moss, Parsley, Pennyroyal, Tansy, Tarragon, Thuja, Wintergreen, Wormwood.
Ngoài ra, có vài điểm lưu ý là: tinh dầu và các chiết xuất thiên nhiên phối trong mỹ phẩm đôi khi lại là hai thứ khác nhau. Và việc nên sử dụng tinh dầu khi mang thai hay không, không chỉ phụ thuộc vào LOẠI TINH DẦU GÌ mà còn phụ thuộc vào NỒNG ĐỘ. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia kĩ càng trước khi quyết định dùng tinh dầu làm đẹp khi mang thai nhé.

BONUS !!!


Tuy các món liệt kê bên dưới không thuộc phạm trù của Mỹ Phẩm, nhưng sẵn tiện cũng xin liệt kê ra một số món cơ bản các bạn nên tránh khi "bầu bí":
  • Rượu, bia
  • Chất caffeine (cà phê)
  • Thuốc lá & khói thuốc lá
  • Thức ăn đóng hộp
  • Các chất tẩy rửa (nước vệ sinh nhà tắm, giặt giũ, rửa chén...) => nên chọn các loại tẩy rửa thiên nhiên, thay vì thành phần tổng hợp có nhiều độc tính và tính sát khuẩn mạnh.
  • Các loại sơn nội thất (thường chứa chì và thủy ngân, độc tính cao, gây ảnh hưởng xấu cả mẹ và bé).

KẾT LUẬN


Những thành phần mà DR.HC liệt kê phía trên là những thành phần PHỔ BIẾN nhất, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ. Có hàng nghìn nghìn hợp chất hóa học đang sử dụng trong mỹ phẩm và có thể gây hại cho mẹ & bé. Tốt hơn hết là mẹ bầu cần chọn lựa thật kỹ các thành phần và ưu tiên chăm da bằng mỹ phẩm Vegan đạt chuẩn Organic quốc tế.
Nếu bạn là một người chú ý đến sức khỏe, trong cuộc sống hàng ngày hãy cố gắng đến mức có thể việc sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần an toàn lành tính làm từ thiên nhiên, cả dưỡng da lẫn trang điểm nhé. Như vậy, mẹ bầu tránh được các thành phần mỹ phẩm phổ biến không đạt tiêu chuẩn quốc tế. "Lành tính" ở đây không chỉ có nghĩa là không gây kích ứng, mà còn phải là không chứa các thành phần hóa học có hại. Đôi khi sự nổi tiếng của một thương hiệu, sự đắt tiền của một sản phẩm, lại không đồng nghĩa với việc đó là sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Cách duy nhất đó là bạn phải tìm hiểu các kiến thức từ những nguồn đáng tin cậy, học làm người tiêu dùng, người mẹ thông thái bằng cách đọc hiểu bảng thành phần, để có thể bảo vệ bản thân và baby của mình.