Tác Hại Khôn Lường Của Silicones Trong Mỹ Phẩm? Cách Tránh Mỹ Phẩm Siêu Bí Da Gây Mụn Chứa Silicones Và Siloxanes (Đọc Bảng Thành Phần Mỹ Phẩm)

Tác Hại Khôn Lường Của Silicones Trong Mỹ Phẩm? Cách Tránh Mỹ Phẩm Siêu Bí Da Gây Mụn Chứa Silicones Và Siloxanes (Đọc Bảng Thành Phần Mỹ Phẩm)

Silicones và Siloxanes dùng nhiều trong dầu gội/ dầu xả, ngoài ra chúng cũng được sử dụng rất phổ biến trong nhiều chủng loại sản phẩm dưỡng da & makeup khác: Son môi, kem nền, tẩy trang, lăn khử mùi..., vì giúp sản phẩm có cảm giác sử dụng mỏng nhẹ, suôn mượt, chống nước và tăng độ lâu trôi. Ngoài ra, với lý do thực tế là giá thành rẻ, Silicones và Siloxanes cũng được nhiều hãng sản xuất ưa chuộng để dùng trong mỹ phẩm công nghiệp đại trà như những "chất độn" thay thế cho nguyên liệu dầu thực vật vốn đắt tiền. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khiến bạn sẽ phải muốn tránh né loại hợp chất tưởng như vô hại này bởi tác hại khôn lường của Silicones và Siloxanes trong mỹ phẩm.

 

NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA SILICONE(シリコン)& SILOXANES(シロキサン)

SILICONES và SILOXANES (một chủng loại của silicones) là các thành phần được sử dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm công nghiệp. Siloxanes có thể bạn ít nghe hơn, nhưng Silicones thì hẳn rất "quen tai", nhất là từ khi rất nhiều thương hiệu quảng cáo "dầu gội non-silicones (không chứa silicones)". Vậy silicones/ siloxanes có lợi hay có hại ? Nếu nói một cách công bằng về khía cạnh khoa học, vừa có lợi, vừa có hại.
Silicone & Siloxanes có những tác hại khôn lường khiến nó bị xếp vào Top 12 chất đáng tránh nhất trong mỹ phẩm. Các thành phần này Tạo lớp màng chắn "block" mọi thứ, chính vì thế cực kì gây bí da và bí bít lỗ chân lông, dễ gây mụn. Những người da nhờn dầu & dễ bí lỗ chân lông, hãy Cẩn Thận Khi Lựa Chọn Sản Phẩm Quảng Cáo "Oil-Free", vì có thể gặp rất nhiều "mỹ phẩm trá hình" chứa silicones & siloxanes.
Block cả bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết lại trên da. Do đó, làm ảnh hưởng đến quá trình turn-over (trao đổi chất & thay da) bình thường, khiến sinh ra nhiều vấn đề da rắc rối như da thương tổn chậm hồi phục, nám/ tàn nhan lâu cải thiện, thâm mụn lâu mờ, da nhanh lão hóa…


"Cô lập" không cho nhiều loại thành phần dưỡng chất thẩm thấu vào da, vì vậy làm giảm đi hiệu quả của nhiều sản phẩm dưỡng da.
Nguy hại cho da vì Cực kì & Cực kì khó rửa sạch! Silicones chắc chắn không thể rửa sạch bằng nước. Và đáng nói hơn, ngay cả khi bạn dùng các chất tẩy rửa tổng hợp có khả năng tẩy rửa mạnh đi nữa, hoặc các loại dầu tẩy trang siêu tẩy rửa đi nữa, vẫn khó tẩy trôi sạch hoàn toàn silicones (trong khi đó, dầu thì có thể tẩy rửa sạch hoàn toàn). Chính vì thế silicones/ siloxanes luôn có khuynh hướng tích tụ lại ngày một nhiều trên da, môi, tóc... Bạn có muốn một thành phần hóa học rửa hoài không sạch, tích tụ trên da/môi, rồi đi vào cơ thể ???
Nguy hại cho môi trường vì Cực kì & Cực kì khó phân hủy sinh học! Trung bình có thể mất 400~500 năm để phá vỡ cấu trúc Silicones, vì vậy cũng là hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự khó phân hủy này của silicones cũng đem đến mối quan ngại có thể gây ra các vấn đề phá hỏng da, môi, tóc...
Và thêm một điều cuối cùng, có thể khi biết bạn sẽ hơi thất vọng, đó là Silicones/ Siloxanes chỉ "đánh lừa" tâm lý của bạn bằng cách tạo cảm giác trơn mượt khi sử dụng, và chúng được sử dụng trong mỹ phẩm chủ yếu như những "chất độn", nhưng thực chất Silicones và Siloxanes không đem đến bất cứ một hiệu quả dưỡng da nào cả (ngược lại, còn có khả năng gây cản trở như vừa kể trên).

CÁCH NHẬN BIẾT SILICONES/ SILOXANES TRÊN LỌ MỸ PHẨM


Silicones và Siloxanes có rất nhiều loại, khác nhau ở số nguyên tử cấu thành hoặc cấu tạo không gian 3 chiều. Bạn có thể nhận biết các mỹ phẩm chứa Silicones & Siloxanes thông qua 2 phương pháp mà DR.HC hướng dẫn bên dưới.


NHẬN BIẾT THÔNG QUA CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM.


Thật ra, Silicones & Siloxanes có thể xuất hiện trong TẤT CẢ MỌI CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM. Tuy nhiên, đây là các loại sản phẩm mà trong công thức thường dùng nhiều Silicones nhất & dùng với hàm lượng cao. Vì thế, tuy đây không phải là cách nhận biết tuyệt đối, nhưng có tính tương đối, giúp bạn bước đầu biết rằng: nên chú ý cao độ hơn khi mua các sản phẩm này.
  1. SON MÔI (cả dạng thỏi lẫn dạng kem, dạng lỏng). Đặc biệt là SON LÌ, loại nào dùng lên càng mỏng tênh trơn mướt thì càng nên chú ý.
  2. KEM NỀN (cả dạng kem, dạng cushion, hay dạng thỏi). Đặc biệt, xuất hiện VÔ CÙNG PHỔ BIẾN trong KEM NỀN DẠNG CUSHIONKEM NỀN DẠNG THỎI. (P/s: tôi ra Drug-store chọn random 10 sản phẩm loại này, xem thành phần thì hết...10 món chứa silicones hoặc siloxanes)
  3. TẨY TRANG. Đặc biệt là tẩy trang mắt, tẩy trang dạng 2 tầng/ 3 tầng.
  4. LĂN KHỬ MÙI/ KHỬ MỒ HÔI. Đặc biệt các loại ở dạng thỏi.
  5. Và hãy chú ý nhiều hơn nếu sản phẩm đó quảng cáo "CHỐNG NƯỚC CAO" hoặc "OIL-FREE"

NHẬN BIẾT TỪ BẢNG THÀNH PHẦN TRÊN LỌ SẢN PHẨM.


Đây là cách nhận biết chính xác nhất xem Silicones & Siloxanes có trong mỹ phẩm của bạn hay không.
Trên bảng thành phần, bạn có thể nhận biết chúng với tên thành phần kết thúc bằng -CONE(コン), bằng -SILOXANE(シロキサン), hoặc bằng -CONOL(コノール). Bên dưới là ví dụ về các loại Silicones/ Siloxanes thường được sử dụng phổ biến.

  • Cone(コン)
  • Dimethicone (rất phổ biến) ジメチコン
  • Methicone メチコン
  • Trimethicone トリメチコン
  • Cyclomethicone (rất phổ biến) シクロメチコン
  • Cetearyl methicone
  • Amodimethicone アモジメチコン
  • Trimethylsilylamodimethicone トリメチルシリルアモジメチコン
  • Siloxane(シロキサン)
  • Cyclopentasiloxane (rất phổ biến) シクロペンタシロキサン
  • Cyclohexasiloxane (rất phổ biến) シクロヘキサシロキサン
  • Polydimethylsiloxane ポリジメチルシロキサン
  • Conol(コノール)
  • Dimethiconol ジメチコノール

Quan điểm của DR.HC với SILICONES & SILOXANES. Tất cả mỹ phẩm DR.HC KHÔNG sử dụng Silicones & Siloxanes, vì những ảnh hưởng tiêu cực mà các thành phần này đem đến cho làn da & môi trường.